Vết ố vàng ở bồn cầu hình thành do cặn khoáng nước cứng, vi khuẩn, gỉ sét cùng các chất khác bám vào bề mặt, gây mất thẩm mỹ, tích tụ vi khuẩn và mùi hôi. Bài viết này công ty hút hầm cầu Quang Hồng chuyên hút hầm cầu giá rẻ sẽ mách bạn một số cách ngăn ngừa tình trạng nắp bồn cầu bị ố vàng.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến bồn cầu bị đen, ố vàng
Trước khi tìm hiểu cách tẩy bồn cầu ố vàng thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. chúng tôi sẽ chỉ ra các nguyên nhân làm bồn cầu bị ố đen, nắp bồn cầu bị ố vàng.
Không thường xuyên vệ sinh bồn cầu hoặc vệ sinh sai cách
Chỉ xả nước không thể làm sạch bồn cầu triệt để, lượng phân thải còn sót lại sau mỗi lần đi vệ sinh sẽ lắng đọng và tích tụ thành từng lớp mảng bám màu vàng, bám chặt vào bề mặt bồn cầu. Bên cạnh đó, việc dùng bàn cọ sắc nhọn và lạm dụng hóa chất khi vệ sinh bồn cầu sẽ phá hỏng lớp men chống bám bụi, khiến bồn cầu nhanh bị cáu bẩn.
Nguồn nước bị nhiễm phèn
Nước bị nhiễm phèn chủ yếu do tính chất thổ nhưỡng, thường xảy ra ở các vùng đồng bằng châu thổ có đất phèn. Nước bị nhiễm phèn sẽ có mùi tanh, vị chua, màu nước vẫn trong khi xả từ bể chứa. Chỉ sau khi xả nước khoảng 10 – 15 phút thì nước mới bắt đầu kết tủa khiến bồn cầu chuyển từ từ sang màu vàng gạch, vàng sậm.
Nguồn nước bẩn, bị nhiễm kim loại nặng
Nguồn nước bẩn do bị nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là Mangan cũng là nguyên nhân khiến bồn cầu bị ố đen. Bởi vì Mangan khi tiếp xúc với Oxy hoặc Clo sẽ chuyển hóa thành Mangan đioxit. Do đó, tất cả các dụng cụ chứa nước bị nhiễm Mangan sẽ hình thành cặn ố màu đen hoặc màu nâu, cặn Mangan kết tủa còn có thể gây tắc đường ống.
Đổ thức ăn chứa dầu mỡ xuống bồn cầu
Dầu mỡ là chất bẩn cứng đầu, dễ dàng đóng bám vào bất cứ vật dụng nào. Vì thế, nếu thường xuyên đổ thức ăn chứa dầu mỡ chiên xào xuống bồn cầu và chỉ xả nước thì những vết dầu loang vẫn còn đọng lại, lâu dần sẽ hình thành cặn bám có màu vàng.
Cách làm sạch bồn cầu ố vàng hiệu quả
Công ty hút hầm cầu Quang Hồng sẽ mách bạn kinh nghiệm loại bỏ vết ố vàng nhà vệ sinh:
Làm sạch nhà vệ sinh hàng tuần
Bạn sử dụng chất tẩy rửa bồn cầu và bàn chải vệ sinh để cọ sạch bề mặt bồn cầu. Bạn có thể sử dụng các loại cọ WC đầu silicon sẽ đảm bảo hiệu quả chùi rửa đồng thời không gây xước bề mặt bồn cầu. Sau khi cọ rửa bồn, bạn xả nước thêm một lần nữa để rửa sạch bàn chải cọ rồi mới cất.
Nếu bạn sử dụng nhà vệ sinh chung với nhiều người, nhất là trẻ em, thì bạn nên dọn dẹp hai ngày một lần.
Đừng vội xả chất tẩy rửa ngay sau khi bơm vào
Cách làm bồn cầu hết ố vàng hiệu quả bằng phương pháp thực hiện xịt chất tẩy rửa xung quanh mặt trong bồn cầu, từ ngay dưới vành, để chúng từ từ trôi xuống dưới. Bạn nên đậy nắp, để yên từ 30 phút đến 1 tiếng, sau đó dùng chổi vệ sinh cọ rửa nhẹ nhàng, rồi giật nước. Điều này sẽ cực kỳ hiệu quả để ngăn vi khuẩn gây ố phát triển.
Sử dụng giấm mỗi tháng một lần
Giấm ngăn ngừa cặn vôi và các đốm nước xuất hiện. Bạn nên đổ khoảng 700 ml giấm vào bồn cầu, đảm bảo trọn vẹn bề mặt trong của bồn cầu để tầm 30 phút, rồi cọ rửa.
Vệ sinh két nước hai lần một năm
Két nước của bồn cầu bẩn có thể dẫn đến rỉ sét, nấm mốc và các vết ố. Cách tẩy bồn cầu bị ố vàng lâu ngày, để có thể làm sạch két nước, bạn khóa van nước bồn cầu, rồi xả kiệt nước trong két. Đổ giấm vào két, để trong 12 giờ rồi xả hết. Tiếp theo, bạn sử dụng bàn chải chà và bình xịt khử trùng không chứa chất tẩy rửa để làm sạch cặn bẩn còn trong két.
Bạn cần chú ý: Không bao giờ sử dụng thuốc tẩy hoặc các chất tẩy rửa có chứa chất tẩy trắng để làm sạch bên trong bồn cầu lẫn két nước, vì bề mặt sản phẩm dễ bị mòn.
Sử dụng viên tẩy không chứa chất ăn mòn
Các viên tẩy không chứa chất ăn mòn, sau khi được thả vào két nước, sẽ mang theo chất tẩy rửa vào toàn bộ khoang bồn cầu, mỗi khi bạn xả nước. Nhưng nhiều viên tẩy có chất tẩy trắng hoặc các hóa chất mạnh sẽ làm hỏng van và các bộ phận bên trong bồn theo thời gian. Vì vậy, bạn nên chọn các sản phẩm có ghi nhãn là “không chứa hóa chất”, “thành phần tự nhiên”…
Phủ sáp xe hơi (car wax) gốc polyme lên bồn cầu
Các vết bẩn thường khó dính vào các bề mặt trơn bóng. Vì vậy sau khi làm sạch mọi vết bẩn trong bồn, bạn cần tắt van nước, lau thật khô, sau đó dùng dụng cụ thích hợp thoa sáp lên khắp mặt bồn cầu. Để khoảng 10 phút trước khi bạn mở van nước. Lớp phủ sáp có tác dụng 6 tháng hoặc lâu hơn.
Xả bồn cầu ngay cả khi ít sử dụng
Khi bạn thực hiện xối nước thường xuyên giúp ngăn ngừa các vi khuẩn hình thành trên bề mặt bồn cầu. Nếu để ý, bạn thấy vết ố hay hình thành ở các bồn cầu cũ hoặc ít được sử dụng, ví dụ nhà vệ sinh trong phòng tắm phụ. Mặc dù ít sử dụng thì bạn cũng nên giật nước hàng ngày (với nút nước thấp) để làm trôi đi những vi khuẩn tích tụ, đây cũng là cách rửa bồn cầu bị ố vàng hiệu quả.