Nhà vệ sinh là một trong những không gian quan trọng không thể thiếu trong nhà. Thiết kế nhà vệ sinh hợp lý và đảm bảo công năng, tiện ích trong quá trình sử dụng là rất nhiều người quan tâm.
Nội dung bài viết này công ty hút hầm cầu Quang Hồng sẽ chia sẻ đến bạn nguyên tắc thiết kế phòng vệ sinh.
Vị trí đặt nhà vệ sinh
Trong phong thủy, phòng vệ sinh là nơi chứa uế khí, nên cần tránh đặt nhà vệ sinh ở vị trí chính giữa nhà. Bạn nên đặt phòng vệ sinh ở các góc hoặc nép một bên nhà. Đối với mặt bằng đất méo, phòng vệ sinh nên đặt ở những chỗ lồi ra hay khuyết lõm sẽ tạo sự vuông vức và cân bằng cho ngôi nhà.
Nếu là nhà tầng, cần tránh đặt phòng vệ sinh trên các không gian quan trọng có yếu tố tâm linh như bếp, phòng thờ. Nếu tận dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh thì chỉ nên là vệ sinh phụ. Cần chú ý nên ưu tiên ở bên dưới phòng vệ sinh tầng trên cũng là một phòng vệ sinh hoặc các không gian phụ như nhà xe, kho chứa đồ.
Trường hợp phòng ngủ có vệ sinh riêng thì nên đặt phòng vệ sinh ở phía gần cửa ra vào, gần tủ quần áo để tiện cho việc sử dụng. Cần tránh đặt phòng vệ sinh ở đầu giường, cửa không nên chiếu vào vị trí giường ngủ.
Kích thước tiêu chuẩn đối với nhà vệ sinh nhỏ sẽ có diện tích khoảng 2.5m2 – 3m2. Với diện tích như vậy bạn có thể thiết kế các vật dụng cơ bản như vòi tắm sen, chậu rửa mặt và bồn cầu.
Kích thước nhà vệ sinh vừa sẽ có diện tích trong khoảng 4m2 – 6m2. Với diện tích này bạn có thể bố trí thêm một số đồ nội thất như bồn tiểu nam và tủ đựng nhỏ trong phòng tắm.
Kích thước nhà vệ sinh lớn sẽ có diện tích từ 10m2 trở lên. Với diện tích nhà vệ sinh rộng như vậy bạn có thể trang bị đủ các thứ đồ nội thất hiện đại phục vụ cho nhu cầu của gia đình như: Xục, xông hơi, tiểu nam, sấy tay, bồn tắm… Ngoài ra bạn có thể trang trí thêm cây xanh, tranh ảnh…
Trần phòng vệ sinh cao tối thiểu 2,2m. Cửa nhà vệ sinh có kích thước chiều cao: 1.9m – 2.1m – 2.3m và chiều rộng tương ứng: 0.68m – 0.82m – 1.02m sẽ vừa hợp phong thủy nhà ở lại vừa tiện cho việc di chuyển, đi lại.
Độ dốc mặt bằng nhà vệ sinh: Sàn nhà vệ sinh nên có độ dốc để thoát nước tốt. Độ dốc sàn nhà vệ sinh khi lát nền theo tỉ lệ 1m thì độ dốc từ khoảng 1.5 – 2cm.
Nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh
Khi thiết kế nhà vệ sinh, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Phân chia các khu chức năng trong nhà vệ sinh
Phòng vệ sinh thông thường sẽ có 3 khu chức năng cơ bản, đó là rửa, xí và tắm. Bạn có thể phân biệt theo khu khô (rửa và xí) và khu ướt (tắm).
Tùy vào mặt bằng cụ thể và lối tiếp cận vào phòng vệ sinh mà bố trí 3 khu chức năng này phù hợp trên nguyên tắc nơi sử dụng nhiều nhất tiện cho việc đi lại. Cách bố trí thường thấy nhất là chậu rửa tay/mặt ở gần cửa, tiếp đến là xí và tắm.
Nếu xây nhà vệ sinh vuông, bạn có thể tham khảo cách bố trí 3 khu vực ở 3 góc, mỗi cạnh trung bình khoảng 2m. Cách phân chia các khu hợp lý sẽ giúp việc sinh hoạt của gia đình bạn trở nên tiện nghi, đồng thời đảm bảo vệ sinh hơn rất nhiều.
2. Cấu tạo nhà vệ sinh không được thấm nước
Để đảm bao yêu cầu chống thấm nước thật tốt thì trước tiên vật liệu làm áo sàn nhà là vật liệu cách nước tốt (xi măng cát, gạch xi măng, gạch gốm men sứ…). Trường hợp lớp áo sàn là xi măng cát toàn khối thì nên thi công làm 2 lớp, lớp dưới dày 2cm, sau khi se mặt rồi mới làm lớp trên bằng vữa xi măng cát vàng tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 (theo thể tích). Có thể tăng tính chống thấm bằng cách pha trộn thêm theo trọng lượng của xi măng các chất phụ gia chống thấm (natri aluminat, sắt clorua…).
Cần đảm bảo mặt sàn khu vệ sinh phải tổ chức thoát nước tốt để đảm bảo không bị đọng nước, luôn khô ráo. Đối với mặt sàn láng vữa xi măng hay lát gạch thì cần phải thật phẳng và đánh dốc từ 3%- 5% về hướng miệng thu nước. Mặt sàn vệ sinh thường được làm thấp hơn so với mặt nền hay mặt sàn từ 5:10cm để tránh tràn nước từ vệ sinh ra các không gian khác. Vật liệu sử dụng làm mặt sàn phải có độ nhám, không trơn trượt.
Tường khu vệ sinh cũng đòi hỏi phải được trát và ốp vật liệu chống thấm tốt. Chống thấm tường nhà vệ sinh giảm thiểu nguy cơ bị thấm nước do hệ thống ống nước rò rỉ, hoặc kết cấu bê tông bị ảnh hưởng. Thông thường tường nhà vệ sinh sẽ phải ốp gạch men kính cao tối thiểu là 1.8m.
3. Bố trí các thiết bị vệ sinh hợp lý
Tùy diện tích và kiến trúc của nhà việc sinh mà có nhiều cách sắp đặt thiết bị khác nhau. Chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Đặt bồn rửa tay ở góc để tiết kiệm không gian, nên chọn các loại bồn rửa lavabo góc để phù hợp hơn với không gian phòng tắm.
- Nên sử dụng thiết bị vệ sinh cho phòng tắm nhỏ hẹp ở dạng tròn hướng ra ngoài, còn phần góc cạnh hướng vô trong tường bởi phần góc cạnh hướng ra ngoài có thể khiến việc di chuyển gặp rắc rối.
- Nếu nhà tắm và nhà vệ sinh hẹp thì chỉ cần sử dụng vách kính để phân chia khu vực, nước không bị bắn ra khu vực khô mà vẫn đảm bảo không gian.
- Dùng khung gương to là giải pháp hoàn hảo để khiến không gian phòng vệ sinh rộng hơn, tiện dụng để soi, thay đồ và đặc biệt giúp phòng tắm sáng sủa hơn trông thấy.
- Nếu bạn không còn tường trống thì có thể lắp đặt giá treo khăn ngay sau cánh cửa vào hoặc ở bức tường phía trên cánh cửa giúp tiết kiệm không gian.
- Phòng tắm nhỏ thì không nên lắp đặt bồn tắm.
4. Đảm bảo thông gió và ánh sáng
Các nhà vệ sinh hiện nay đều sử dụng thông gió giúp hút mùi, tạo ra không gian thông thoáng, không nặng mùi. Trường hợp thiếu ánh sáng, nhà vệ sinh sẽ trở nên chật chội và ẩm thấp.
Nếu nhà bạn không lắp đặt hệ thống thông gió, bạn cần trổ 1-2 cửa sổ, vừa tận dụng được ánh sáng tự nhiên, vừa điều hòa được không khí trong nhà vệ sinh.
Cần tránh sử dụng quá nhiều lượng đèn vì nhà vệ sinh là một không gian hẹp, việc ánh sáng đèn quá chói sẽ gây cảm giác bí bách, không thoải mái, tự nhiên.
Bạn chỉ cần 1-2 đèn lắp phía sát với trần hoặc trên trần đủ đem lại một lượng ánh sáng vừa phải. Đèn điện nên được đặt trong một hộp nhựa trong suốt sẽ giúp bảo vệ đồ điện, tránh tiếp xúc với nước và hơi nước.
5. Đảm bảo hệ thống kỹ thuật tốt
Để hoạt động của nhà vệ sinh được an toàn và bền bỉ, bạn cần thiết kế hệ thống đường ống nước, điện cũng như chất thải chuẩn xác đến mức tối đa. Bạn cần lắp đặt chính xác các đường ống nước cố định trong tường hoặc sàn nhà. Đặc biệt là chất liệu đường ống đảm bảo chất lượng, độ dốc… Tránh tình trạng độ dốc không đúng nước thải không thoát được dẫn đến tắc cống, nước thải thoát chậm gây ô nhiễm không khí và những phiền toái trong quá trình sử dụng sau này.
Hệ thống đường điện cần thiết kế ngầm và không đi vào khu vực ẩm ướt. Lưu ý dây dẫn không được hở, bình nóng lạnh phải có dây điện nối đất, aptomat riêng.
Cần tránh thiết kế nhà vệ sinh ở giữa nhà vì làm như vậy sẽ khiến hệ thống cấp thoát nước chạy qua phía dưới các khu vực sinh hoạt khác của nhà ở, vừa không tiện vừa khó sửa chữa nếu có sự cố, hỏng hóc.
Các phòng vệ sinh của các tầng (đối với nhà cao tầng) nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để đảm bảo việc cấp thoát nước diễn ra thuận tiện. Nếu cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh thì cần thiết kế chúng “quay lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.